Để phục vụ quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI,ướnggiảitríviệclàmcủasinhviênđãđảongượphù thủy hạng bét nhiệm kỳ 2023 - 2028, Ban Thư ký T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam thực hiện đề tài nghiên cứu "Lối sống và định hướng giá trị của sinh viên hiện nay". Đề tài được khảo sát trên tổng số 26.331 sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.
Địa điểm sinh viên chọn để giải trí nhiều nhất là "ở nhà"
Kết quả nghiên cứu về địa điểm và hoạt động giải trí của sinh viên cho thấy 3 địa điểm sinh viên chọn để giải trí nhiều nhất là "ở nhà" (69,6%), "quán xá" (66,7%) và "trung tâm mua sắm/siêu thị" (41,8%).
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, kết quả về địa điểm giải trí là tại gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của đại dịch Covid-19. Trong các ý kiến phỏng vấn sâu, sinh viên cũng có đề cập đến ảnh hưởng này. Ngoài việc ăn uống, mua sắm, xem phim thì nhà sách, thư viện cũng là điểm đến được sinh viên ưa chuộng. Đây là điểm đến có lựa chọn nhiều thứ 4, với 30,4%.
Một điểm đáng lưu ý, những trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên hay nhà văn hóa vốn là những nơi thu hút sinh viên tới rất đông trước đây thì hiện nay lại ít được quan tâm, khi chỉ có 7,4% sinh viên lựa chọn. Điều này cho thấy có xu hướng chuyển dịch thói quen giải trí từ những không gian tập thể mang tính cộng đồng sang những không gian mang tính cá nhân, nhóm nhỏ gắn liền với nhu cầu tiêu dùng.
Hoạt động giải trí nhiều nhất là "lên mạng xã hội"
Kết quả phân tích định tính từ 75 phỏng vấn sâu cho thấy, trong những hoạt động giải trí được nhắc đến, có 3/5 hoạt động có mối liên hệ mật thiết đến không gian mạng. Đơn cử như khi chơi game trên máy tính hoặc điện thoại, sinh viên chủ yếu vẫn chọn các trò chơi trực tuyến.
Theo báo cáo, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là "lên mạng xã hội". Kết quả khảo sát cho thấy, có 85,1% sinh viên lựa chọn lên mạng xã hội là việc họ làm hàng ngày. Bên cạnh đó, 84,3% sinh viên cho biết có trò chuyện với bạn bè "hàng ngày" và "tuần vài lần". Tuy nhiên, có 5,8% sinh viên cho rằng họ "hầu như không" trò chuyện với bạn bè.
Theo nhóm nghiên cứu, đây là con số đáng lưu tâm vì xu hướng sống khép kín và ngại giao tiếp trực tiếp của sinh viên hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một phần trong đó chính là sự phụ thuộc vào công nghệ, áp lực xã hội và thiếu kỹ năng giao tiếp.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nhìn chung, lối sống trong hoạt động giải trí của sinh viên hiện nay đa dạng, phong phú và mang thiên hướng cá nhân. Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự đa dạng của các hoạt động giải trí, sinh viên có nhiều lựa chọn và sự tự do để tận hưởng cuộc sống giải trí theo phong cách riêng của mình. Trong đó, tác động của dịch bệnh, đặc biệt là sự phổ biến của internet có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động giải trí của sinh viên.
Cũng theo kết quả khảo sát, mạng xã hội sinh viên thường sử dụng là Facebook và Zalo với tỷ lệ rất cao (97,8% và 97%). Ngoài Facebook, Zalo thì Intasgram và TikTok cũng là 2 dịch vụ mạng xã hội được sinh viên sử dụng rất nhiều với tỷ lệ lần lượt là 84,7% và 85,6%. Xu hướng đáng chú ý là sinh viên thường dùng cùng một lúc nhiều dịch vụ mạng xã hội khác nhau.
Hoạt động sinh viên thường làm trên mạng xã hội, ngoài mục đích giải trí chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,4%, có 89,8% sinh viên trong mẫu khảo sát này coi mạng xã hội như là kênh để "liên lạc với bạn bè, người thân". Bên cạnh đó, mạng xã hội còn là nơi để họ thể hiện quan điểm cá nhân (68%) và xây dựng hình ảnh cá nhân (52,5%).
Làm việc cho công ty tư nhân là lựa chọn hàng đầu
Một xu hướng khác khá mới trong hoạt động của sinh viên trên mạng xã hội là tìm kiếm việc làm (41,7%) và mua bán hàng hóa, sản phẩm (24,2%). Kết quả khảo sát từ 26.331 sinh viên trên cả nước cho thấy, xu hướng muốn làm cho doanh nghiệp tư nhân đang chiếm tỷ lệ cao nhất với 29,6%, tiếp theo làdoanh nghiệp nước ngoài (24,3%) và cơ quan nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất (20,5%).
Đáng chú ý, xu hướng khởi nghiệp cũng được 18,9% sinh viên lựa chọn. Nhóm nghiên cứu nhận định, sinh viên trong mẫu khảo sát này cho thấy họ có định hướng nghề nghiệp khá rõ ràng và khởi nghiệp đang trở thành một xu hướng quan trọng đối với người trẻ là sinh viên.
"Làm việc trong cơ quan nhà nước không còn là lựa chọn quan trọng với sinh viên như những thế hệ trước. Thay vào đó, làm việc cho công ty tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài đang là lựa chọn hàng đầu", báo cáo cho biết.